Thể loại

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Thời khắc quan trọng của chế độ dân chủ

Gần đây thế giới chứng kiến một làn sóng dân chủ mà bắt đầu bằng mùa xuân Ả rập. Quan sát sự chuyển mình của những nước như Ai cập hay Li bi thật thú vị. Thú vị vì sự ra đi của cá nhân nhà độc tài sau một chặng đường dài đấu tranh mới chỉ là điểm khởi đầu để đi đến một chế độ dân chủ thực sự. Sự quan sát này làm thoả trí tò mò của những ai vẫn muốn hình dung chuyện gì xảy ra khí chính mình và đồng bào mình là người trong cuộc.

Sự đổ vỡ của chế độ độc tài có phải là thời khắc quan trọng của chế độ dân chủ không? Hẳn nhiên là  không. Vì đơn giản đập phá thì thường nhanh và dễ hơn là xây dựng, hơn nữa không ai dám chắc cái mới được xây lên không phải là một chế độ độc tài khác hoặc dân chủ giả hiệu. Chả cần nhìn đâu xa, chính những nhà độc tài vừa bị lật đổ từng một thời là những anh hùng cách mạng. Và ngay lúc này, tổng thống mới bầu của Ai cập Morsi đã bắt đầu có những hành vi phản dân chủ (may thay dân Ai cập tương đối tỉnh táo nên đã và đang biểu tình). Xây dựng quả là lâu dài và khó khăn hơn đập phá.

Đâu là thời khắc quan trọng nhất của chế độ dân chủ? đâu là thời điểm có thế nói rằng quá trình xây dựng đã cho ra một cái gì đó mang hình dáng dân chủ? Mỗi người có thể có câu trả lời khác nhau. Nhưng chắc nhiều người đồng ý rằng đó là thời điểm quyền lực được chuyển giao một cách hoà bình từ nhà lãnh đạo hiện hành sang nhà lãnh đạo mới với điều kiện nhà lãnh đạo mới này được chọn thông qua một cuộc bầu cử tự do và công bằng. Nếu lấy đó làm cột mốc thì những nước như nước Nga sau hơn hai thập kỉ vẫn chưa đi qua được  và những nước như Ai Cập chắc còn phải một thời gian dài nữa. Đừng vộ hô cách mạng thành công khi mới chỉ hoàn thành việc đập phá.

Vậy nên khi muốn đập phá có lẽ ta cũng nên nghĩ đến phải xây như thế nào vì suy cho cùng xây mới khó đập thì dễ lắm. Và liệu là có cần phải đập tan tành rồi mới xây.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét